Thầy giáo Nguyễn Huy Trung (SN 1981) đang là giáo viên lịch sử Trường THPT Cẩm Bình (Hà Tĩnh). Thầy đang sinh sống với gia đình tại xóm Bình Yên, xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh. 

Thầy Trung cho biết, tuổi thơ thầy gắn bó với ruộng đồng, thế nên việc câu cá, bắt lươn thầy đã nhuần nhuyễn từ bé. Cứ chiều cuối tuần thầy lại ra cánh đồng sau nhà để thả trúm bắt lươn.


giáo viên
Khi đặt trúm, phần đầu gắn mợng được đặt chúi xuống ngập nước, phần đuôi có lỗ thở được kê cao khỏi mặt nước

Trúm được làm bằng ống nhựa, rộng khoảng 7cm, dài 50cm. Phần đuôi trúm được đốt nóng để bịt lại, có chừa 2-3 lỗ gần đuôi để ô xy vào khi đặt trúm. Đầu trúm được gắn mợng (có nơi gọi hom), được thiết kế để lươn chui vào dễ dàng nhưng không thể ra.


giáo viên
Thầy Trung thường thả trúm vào buổi chiều và thu hoạch vào sáng sớm ngày hôm sau

Do đặc tính của lươn chủ yếu ra kiếm ăn vào ban đêm, thế nên những người săn lươn bắt đầu đi thả trúm từ chiều.

Sau khi gắn mồi nhử (giun đất băm nhỏ) vào thành mợng, thầy Trung bắt đầu ra đồng để đặt trúm. Trúm được đặt theo sơ đồ mặc định để khi ra lấy không bị sót, hoặc lạc sang trúm người khác. 

“Lúa vào thì con gái, nước về lấp xấp chính là thời điểm vàng để thả trúm. Phần đầu trúm gắn mợng phải ngập nước, phần còn lại là phải kê bằng một lớp bùn để đuôi trúm nổi lên trên mặt nước để lươn có thể sống khi bò vào”, thầy Trung kể.

Theo kinh nghiệm của thầy Trung, sau những trận mưa giông mà đi thả trúm thì hiệu quả sẽ rất cao. Đặc biệt, những ô ruộng nào có lớp bùn màu vàng nhệch thì lươn rất nhiều. 

Việc thu hoạch trúm sẽ diễn ra vào sáng sớm. Thường 5h sáng thầy Trung dậy đi thu gom trúm, và hoàn thành công việc trước 7h.

"Trên thị trường có bán loại mồi nhử không rõ nguồn gốc, khi sử dụng thì lươn sẽ vào rất nhiều. Tuy nhiên tôi bắt lươn về để dùng trong gia đình, cho người thân nên chỉ dùng mồi giun đất", thầy Trung chia sẻ. 


giáo viên Một ống trúm có lươn sau khi đưa lên
giáo viên
Sau khi đưa trúm lên, phải dùng tay bịt đầu lại, dốc xuống cho nước chảy hết

giáo viên
Mợng được làm bằng tre đan hoặc ống nhựa tỉa, được thiết kế một đầu to 1 đầu nhỏ, lươn khi vào sẽ không thể chui ra
giáo viên
Mỗi lần ra đồng, thầy Trung thường thả hơn 100 cái trúm. Tỷ lệ thành công khoảng 70-80%
giáo viên
Nếu cua đồng bò vào trúm án ngự nơi mợng thì lươn sẽ không thể vào
giáo viên
Một ống trúm có tới 2 con lươn đã chết vì phần đuôi bị chìm dưới nước, không có không khí
giáo viên
 
giáo viên
Chiếc trúm này có tới 3 con lươn vào
giáo viên
 Phân loại trúm và bỏ vào bao lớn để mang về
giáo viên
Nụ cười sau buổi thả trúm khá thành công
giáo viên
 
giáo viên
Thành quả sau hơn 1 giờ ra đồng lấy trúm
giáo viên
Lươn đồng thường không lớn, nhưng lại đặc biệt thơm ngon khi chế biến các món ăn
giáo viên
 
giáo viên
Với thầy Trung, việc thả lươn không chỉ thoả mãn niềm đam mê với ruộng đồng mà còn đảm bảo được nguồn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho gia đình...

Mời độc giả và các thầy cô chia sẻ những câu chuyện vui, thú vị về cuộc sống thường ngày của người giáo viên. Tin bài xin gửi về Ban Giáo dục Báo Vietnamnet theo địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.

Duy Quang