Năm 1928, Penicillin – một loại chất kháng khuẩn cực mạnh – đã được nhà khoa học người Anh Alexander Fleming tìm ra. Trong suốt một thập kỷ sau đó, Penicillin đã được dùng như một thứ thuốc kháng sinh thần kỳ giúp điều trị mọi loại bệnh tật do vi khuẩn gây ra.

Tuy nhiên, đến năm 1940, báo cáo của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc. Việc con người lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều vi khuẩn kháng thuốc.

Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có tới 30% toa thuốc kê kháng sinh là không cần thiết, tương đương 47 triệu đơn thuốc mỗi năm. Tại Indonesia, tỷ lệ kê đơn kháng sinh không cần thiết lên đến 50%.

Một báo cáo khác của Hiệp hội y khoa Mỹ cho tới có tới 71% số ca viêm phổi được bác sĩ kê kháng sinh mặc dù phần lớn các trường hợp đều ra virus gây ra và có thể khỏi bệnh mà không cần kháng sinh.

Không ít người biết rằng mỗi lần dùng kháng sinh không đúng bệnh, vi khuẩn sẽ biến đổi để tự vệ và trở nên mạnh hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu lần sau bị bệnh, bệnh nhân sẽ cần sử dụng kháng sinh mạnh hơn để chữa trị.

Theo VTV