Tuy vậy, dù Big Ben phun trào tương đối thường xuyên, với ít nhất 3 lần kể từ năm 2000, sự cô lập của hòn đảo đồng nghĩa với việc hiếm khi con người xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ để chứng kiến. Chúng ta thường chỉ được xem lại sau đó thông qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh mà thôi.

núi lửa, Big Ben, Nam cực, phun trào
Cảnh tượng vô cùng hiếm gặp

Vì thế, với nhóm các nhà khoa học đang trên tàu Investigator của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và khoa học Thịnh vượng chung (Úc), đợt phun trào của núi lửa băng Big Ben vào đúng lúc họ đi ngang qua thực sự là một bất ngờ tột cùng.

"Nhìn thấy hơi nước phun lên từ cả hai ngọn núi lửa còn hoạt động của Úc và chứng kiến đợt phun trào của đỉnh Mawson thực sự là phần thưởng tuyệt vời của chuyến nghiên cứu tuần này của chúng tôi", trưởng nhóm thám hiểm Mike Coffin, một nhà địa chất học kiêm Giáo sư Đại học Tasmania, chia sẻ. "Chúng tôi có 10 nhà địa chất học trên tàu Investigator nhưng sự phấn khích của chúng tôi đã lan ra cả 50 thuyền viên".

Đoàn thám hiểm của IMAS đang đi loanh quanh các đảo ở thềm lục địa Kerguelen phía nam Ấn Độ Dương giao cắt với Nam cực. Mục đích của chuyến thám hiểm là nghiên cứu các núi lửa còn hoạt động tại đáy biển có mối liên hệ với quá trình tạo sắt, hỗ trợ sự sống ở biển Nam dương ra sao. Các nhà khoa học hy vọng có thể chứng minh được rằng sắt từ các núi lửa ngầm giúp cho đại dương trở nên giàu dưỡng chất và nuôi dưỡng hệ sinh thái phù du. Do sinh vật phù du đóng góp tối thiểu một nửa lượng oxy cho khí quyển nên việc biết được yếu tố nào kiểm soát chúng là rất quan trọng.

"Tôi đang nghiên cứu tiến sĩ về sự phun trào núi lửa trên Heard Island và được chứng kiến dung nham trào lên từ Mawson Peak thật sự là một cảm xúc không thể tin nổi, nhất là khi khu vực này vốn có thời tiết xấu và rất nhiều mây mù", nhà khoa học Jodi Fox kể lại.

T.Y