Súng phóng lửa,cỗ máy phóng lửa,vũ khí Nga  

Nhưng vấn đề của loại vũ khí này khi ấy là chúng phải do binh sĩ vận hành, bởi vậy nhược điểm là khi bình nhiên liệu bị trúng đạn thì người đang sử dụng súng cũng sẽ bốc cháy trước khi kịp phun lửa vào mục tiêu. Bên cạnh đó, muốn hiệu quả thì binh sĩ phải đưa súng phun lửa tới sát mục tiêu.

Súng phóng lửa,cỗ máy phóng lửa,vũ khí Nga  

Tuy nhiên, trong Thế chiến 2, Mỹ bắt đầu lắp súng phun lửa lên xe tăng, khắc phục được nhược điểm dễ trúng đạn. Theo năm tháng, súng phun lửa biến đổi từ một vật giống chiếc balô trên lưng lính chiến thành vũ khí giống như tên lửa, có thể phóng đi từ các hệ thống như M202 FLASH.

Súng phóng lửa,cỗ máy phóng lửa,vũ khí Nga  

Nga là nước đưa khái niệm súng phun lửa lên bậc tối tân nhất. Trong thập niên 1980, khung T-72 được sử dụng như một bệ cho súng phung lửa lớn có tên gọi TOS-1.

Súng phóng lửa,cỗ máy phóng lửa,vũ khí Nga  

TOS-1 mang được 30 tên lử 220mm, có thể bắn xa hơn 3km. Súng này đã thể hiện sức mạnh ở Chechnya, Iraq, và cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan.

Theo hãng tin TASS, Nga vừa chế tạo ra súng phun lửa phóng rocket mới có tên Tosochka TOS-2, đặt trên xe tăng T-14 Armata. Hệ thống có tầm bắn khoảng 10km, và phương tiện có thể di chuyển 480km với mỗi bình gas.

Thanh Hảo