Hơn 3.800 tỷ đồng liên quan đến các vi phạm phải xử lý mà Kiểm toán Nhà nước vừa qua công bố sau kết quả kiểm toán các dự án BT (Xây dựng- chuyển giao) vừa qua có thể chỉ là bề nổi. Sau con số này được công bố, câu chuyện về BT và các tranh luận về tồn tại của cơ chế này đã trở thành điểm nóng ở nhiều diễn đàn.

Do vậy, VietNamNet tổ chức chương trình Bàn tròn trực tuyến kỳ này với chủ đề “Sai phạm tràn lan, bịt lỗ hổng BT như thế nào?”

Chương trình có sự tham dự của ba khách mời:

GS Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

PGS. TS Lê Huy Trọng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước

Ông Trần Kỳ Sơn, Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một lo ngại mà các chuyên gia và cả lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đã bày tỏ, liệu rằng cơ chế BT có phải là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh tham nhũng, hối lộ và tiêu cực? Chúng ta cần một hành lang pháp lý như thế nào để hoàn chỉnh, khắc phục những lỗ hổng trong cơ chế BT hiện nay? 

Trước đó, kết quả kiểm toán gần đây của Kiểm toán Nhà nước đối với 21 dự án đã kiến nghị tổng giá trị tài chính phải xử lý đã lên tới con số hơn 3.800 tỷ đồng, tương đương với 12,54% tổng giá trị được kiểm toán. Tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra 15 dự án BT và cả 15 dự án đều có vấn đề. Trong số này, có tới 14 dự án theo hình thức chỉ định thầu.

Ở phần I của chương trình, PGS.TS Lê Huy Trọng đã nêu ra 5 sai phạm lớn phát hiện từ kết quả kiểm toán đối với 25 dự án BT vừa qua. Song, nổi cộm nhất, ông cho rằng, đã có tình trạng "lỗi kép" từ chính sách khi công trình thì chỉ định thầu và giá đất giao cho nhà đầu tư lại không đấu giá quyền sử dụng đất".

(xem tiếp phần 2: Không thể để lợi ích tư nhân dẫn dắt phát triển)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Đức Yên, Bạt Tuấn, Huy Phúc, Xuân Quý, Thuý Hồng